Ngủ không đủ giấc có hại như thế nào ?
Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.
1. Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc
Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn có thể thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói riêng. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo, thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.
2. Thời gian ngủ đủ khác nhau theo độ tuổi
Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14 – 17 giờ mỗi ngày
Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12 – 15 giờ
Trẻ em (1-2 tuổi): 11 – 14 giờ
Trẻ mẫu giáo (3-5): 10 – 13 giờ
Các em học sinh trong độ tuổi (6-13): 9 – 11 giờ
Thiếu niên (14-17): 8 – 10 giờ
Người lớn (18-64): 7 – 9 giờ
Người lớn tuổi (65 tuổi): 7 – 8 giờ.
3. Ngủ không đủ giấc có hại như thế nào?
Tăng nguy cơ gây ung thư
Béo phì
Khả năng giao tiếp xã hội kém,cảm thấy cô đơn, mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn
Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và khả năng học tập giảm sút
Liên hệ với chứng Alzheimer
Ngủ đủ giấc giúp giảm bớt lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Dễ cáu gắt
Vấn đề về thị lực và ảo giác
Phản ứng chậm và vụng về hơn
Hệ miễn dịch suy giảm
Giảm ham muốn tình dục
Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
Đưa ra các quyết định sai lầm
Dễ mất tập trung
Tăng bài tiết nước tiểu
Suy nhược cơ bắp
Khả năng chịu đau kém
Thiếu ngủ gây mệt mỏi kéo dài
Tăng nguy cơ tử vong
Các vấn đề về sức khỏe khác như viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.
Biến đổi các hoạt động của gen
4. Ngủ không đủ giấc phải làm sao?
Có một thông tin tốt lành là hầu hết những tác động tiêu cực của thiếu ngủ sẽ triệt tiêu khi bạn ngủ đủ giấc trở lại. Hãy tham khảo một số gợi ý sau cho việc tạo thói quen ngủ tốt bao gồm:
Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần
Tránh bữa ăn 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ
Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.
Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.
Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.
Nếu tình trạng thiếu ngủ diễn ra và các triệu chứng tiêu cực tồn tại bất chấp thực hành các biện pháp duy trì giấc ngủ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bạn. Đừng hy sinh giấc ngủ của bạn vì đó chính là hy sinh sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Nguồn: Sưu tầm